Rượu Hoa Quả Sapa

Rượu vùng cao

Đến Sa Pa, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi cảnh đẹp của thiên nhiên, sức hấp dẫn từ những món ăn đặc sản của vùng đất sương mù, mà còn được chếnh choáng say trong men rượu thơm nồng của rượu

Rượu hoa quả Sapa.

Rượu Táo Mèo Sapa
Rượu Táo Mèo Sapa

Táo mèo.

Nhắc đến Sapa là nhắc đến đặc sản táo mèo được nhiều người yêu thích, táo mèo được trồng rất nhiều ở Sapacó thể dùng làm thuốc, để ngâm rượu…

Táo mèo còn gọi là sơn tra mọc hoang trên núi Hoàng Liên Sơn, bắt đầu ra hoa vào cuối mùa xuân (tháng 3-4) và có quả vào mùa thu, từ tháng 8 đến tháng 10, là lúc táo mèo được người Mông bày bán khắp các chợ ở Sa Pa. Quả táo mèo hội tụ tinh khí núi rừng có đủ các vị chua – ngọt – chát – đắng nên được đồng bào Mông gọi là “ quả chua chat” hay “quả tình yêu” vì nó vừa có đầy đủ tất cả các vị đó.

Rượu Táo mèo được ngâm trong các bình to. Táo được rửa sạch, để khô nước , bổ đôi để bỏ sâu bên trong (điều lạ là táo mèo có sâu mới ngon), không bỏ hạt vì hạt có tác dụng làm thuốc, Sau đó ngâm táo với đường trong 2 – 3 tuần rồi chắt nước cốt ra, đổ rượu và ngâm tiếp, sau 2 tuần nữa là dùng được.

Khi mới uống rượu táo mèo thì pha thêm chút cốt táo mèo đã ngâm trước vào, cảm giác như uống nước ngọt có ga, nhưng càng uống càng ngất ngây, có tác dụng an thần, chữa được nhiều loại bệnh về thần kinh như đau đầu, mất ngủ, chóng mặt. phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.

Mậm đỏ

Tại thung lũng Tả Van có một loại mận quý khác, khi chin rột mềm, ngọt, và đỏ. Người dân sapa hay gọi là “ Mận Máu Chó”

Vào tháng 6, vào mua mận người ta mua mận này về ngâm trong chum, vại ( để tránh ánh nắng) với đường cát trắng theo tỉ lệ 1 phần quả thì nửa phần đường. Bọc kín miệng tránh con trùng xâm nhaapk bên trong. Khoảng 6 tháng sau , trái mận khô teo lại, nước từ trong trái tiết ra hết và lên men

Men này càng để càng lâu, càng ngon đến khi có vị hơi chat của hột là được, lúc bấy giờ nước cốt có màu đỏ sẫm lại, lấy nước cốt ra pha với chút nước thành thức uông bổ dưỡng cho phụ nữ, làm đẹp ra, tốt cho đường huyết. Còn khi pha với rượu gạo trắng, trở thành loại rượu dành cho các quý ông, thứ rượu “hảo hạng” chỉ có ở Sapa

Rượu thóc thanh kim

Lao Cai được mệnh danh là vùng đất của các loại rượu dân tộc như: rượu ngô Bản Phố – Bắc Hà, rượu San Lùng – Bát Xát… Trong đó, rượu thóc Thanh Kim là một trong những món đặc sản Sa Pa nổi tiếng.

Rượu thóc Thanh Kim là đặc sản do người Dao Đỏ thuộc xã Thanh Kim, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai làm ra. Bản của người Dao Đỏ nằm nép mình dưới chân núi Fansipan. Người dân nơi đây quanh năm chỉ biết đến những thửa ruộng bậc thang và nghề trồng lúa. Trong cái bình dị của đời sống nông nghiệp, người Dao Đỏ đã sáng tạo ra rượu thóc Thanh Kim – món đặc sản độc đáo.

Rượu thóc Thanh Kim được chế biến rất công phu, nguyên liệu phải là thóc trên nương, men lá truyền thống chứa đủ vị thảo dược của núi rừng Tây Bắc.

Quá trình chưng cất cũng diễn ra hoàn toàn thủ công. Thóc nương được mang về phơi khô, rửa sạch rồi cho vào nồi nấu chín từ 5 – 6 giờ đồng hồ. Sau đó, người dân địa phương vớt thóc ra, để nguội, rồi trộn với men lá đã được giã nhỏ. Sau đó, họ đem ủ vào chum khoảng 5 – 7 ngày. Khi thóc đã ngấm men, họ sẽ được chuyển sang một hệ thống ủ khác, thêm nước vào ủ tiếp 8 – 10 ngày tùy theo thời tiết. Cuối cùng, thóc đó được đem bỏ vào trõ gỗ hoặc gang rồi chưng cất thành rượu.

Có thể nói, chén rượu thóc thơm lừng không chỉ là sự kết tinh từ núi đá, mầm thóc và bí kíp lên men gia truyền mà có cả “men tình” của bà con dân tộc Dao Đỏ nơi đây.

Ban đầu, rượu Thanh Kim chỉ được nấu để uống trong gia đình, thết đãi khách quý hay dâng lên các vị thánh thần trong dịp lễ, tết. Nhưng với hương vị thơm ngon tuyệt vời, sơn tửu này đã có cơ hội rời non xuống phố, trở thành thứ đặc sản Sa Pa nức tiếng của người Dao Đỏ.

Nếu đến Sa Pa mà du khách chưa thưởng thức rượu thóc Thanh Kim thì sẽ thật đáng tiếc. Hương vị thơm nồng đặc trưng kết hợp với vị ngọt mềm môi và cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.

Rươu Ngô

Rượu ngô Bản Phố hay còn gọi là rượu ngô Bắc Hà là một thứ rượu ngon đặc sản của người H’Mong và người Dao ở Bản Phố, cao nguyên Bắc Hà, Lào Cai. Cùng với rượu Táo Mèo và rượu San Lùng, rượu ngô Bản Phố là các danh tửu của Lào Cai. Rượu Bản Phố có màu trong như nước suối, lúc mới uống có hương vị thơm nồng, rồi dịu dần, lúc uống vào không gắt, không chua. Rượu ngô nơi đây say lâu nhưng không làm mê muội mà cảm giác vẫn sảng khoái.

Rượu ngô Bản Phố nấu từ nước lấy từ suối Hang Dế. Ngô dùng nấu rượu Bản Phố không phải trồng ở nương rẫy hoặc thung lũng, mà ở trên núi đá cao heo hút, đặc biệt là giống ngô vàng trồng ở xã Lùng Phình (Bắc Hà) cho ra nhiều rượu có hương thơm nồng rất ngon. Loại ngô này cho bắp chắc, vàng, năng suất không cao, bù lại hạt mềm, bùi và giàu dinh dưỡng. Sau khi thu hoạch, ngô được giữ nguyên bắp, phơi khô và bảo quản để nấu rượu dần.

Bí quyết tạo nên sự khác biệt của rượu ngô Bản Phố với các loại rượu khác là lên men bằng bột bông của cây còn gọi là cây Hồng Mi. một loại cây họ cỏ, cùng loại với kê, quả như bông lau, có hạt màu đen nhỏ li ti, được trồng xen lẫn trên nương ngô, nương lúa. Hồng mi sau khi trồng 3 tháng được thu hoạch và đem phơi khô

Người H’Mong dùng hạt này đem xay nhỏ như bột rồi trộn với nước rượu đầu và nước sôi, nhào thật nhuyễn, nắm thành quả đặt trên rơm và phơi ở nơi ít nắng, thoáng gió đến khi những quả men khô, chuyển thành màu trắng y như chiếc bánh bao thì mang bỏ vào thúng, rổ để lên gác bếp bảo quản để dùng dần.

Quy trình nấu rượu ngô của người dân Bản Phố khá kỳ công. Ngô được luộc chín, để nguội rồi trộn đều với bột men, theo một tỷ lệ nhất định và ủ kín trong thời gian 5 đến 7 ngày. Sau đó cho phần ngô đã lên men vào chưng cất rượu theo cách nấu của bà con người H’Mông có từ nhiều đời nay.

Rượu ngô Bản Phố nấu bằng củi, luôn giữ lửa cháy nhỏ và đều, tiếp đủ nước để rượu không bị khê. Thường 3 lít rượu đầu rất nặng và cũng thơm ngon nhất nên gia chủ sẽ giữ lại để uống và tiếp khách.

Rượu ngô Bản Phố là thức uống luôn có mặt trong những bữa cơm rượu mời khách cũng như các dịp lễ tết của người dân Bắc Hà. Chén rượu ngô không chỉ nồng đượm nghĩa tình của đất trời mà còn thấm đẫm cả mồ hôi công sức của người dân. Những ngày này, khi tiết trời miền cao nguyên trắng đang dần chuyển lạnh, chẳng còn gì tuyệt vời hơn là ngồi quây quần bên mâm cơm mời nhau chén rượu ngô Bản Phố cay cay và nhâm nhi chuyện của núi rừng.

Rượu thuốc Bắc

 Rượu thuốc bắc cũng được ngâm ủ bằng rượu gạo, rượu ngô. Sau khi rượu được trưng cất, được ngâm cùng với các loại cây thuốc lấy trên rừng. Như tam thất, … Loại rượu thuốc này ngâm càng lâu năm càng tốt, dùng để chữa bệnh và uống cho sức khoẻ thêm dẻo dai, khoẻ mạnh hơn. Vì thế nó được coi là sản vật quý của đồng bào dân tộc

Ngày nay, đời sống kinh tế phát triển, cùng với nhu cầu trao đổi giao lưu hàng hoá, sản phẩm rượu thuốc được trao đổi mua bán như một loại hàng hoá. Hầu hết các du khách đến tham quan các bản, làng của người dân tộc đều thích uống loại rượu này, bởi nó có hương vị đặc trưng riêng của loại cây rừng được sử dụng làm nguyên liệu nấu rượu, nồng độ nhẹ vừa đủ để cho du khách vừa nhâm nhi chén rượu đặc sản của miền núi vừa ngất ngây thưởng thức phong cảnh đẹp của núi rừng.

Đối với các loại rượu thuốc bắc, sau thời gian ngâm ủ nồng độ chất anđêhít độc hại có trong rượu đã được khử hết, nên rất tốt cho sức khoẻ. Vì thế du khách thường tìm mua các loại rượu này về để làm quà. Đây cũng là lợi thế để tỉnh ta đưa các loại rượu này vào danh sách các sản phẩm du lịch cần được xây dựng thương hiệu, khai thác tiềm năng thế mạnh sản phẩm du lịch, phục vụ du khách, phát triển ngành du lịch của địa phương.

Hotline: 0919 524 535  (Mrs. Thiết)

ĐT: 02143 873 468; Fax: 02143 873 466

Email:  booking@sapacuisine.com

Web: www.amthucsapa.com

Được phục vụ  quí  khách là niềm vinh hạnh của hệ thống nhà hàng chúng tôi!

Rate this post